Lưỡi Hổ là một lại cây thực vật, mọng nước, không phải loại thân bò, cây được mọc thẳng đứng từ gốc lên. Chiều cao của cây là khoảng từ 30 đến 80 cm, có thân rễ. Lá cây thì cứng, dày, mọc thành các cành chìa ra từ gốc, dạng giáo hẹp, có khoảng 5 đến 6 bụi trên cây.
Lá cây thường có màu xanh đậm, kết hợp với màu xanh bóng ngoài ra còn có 2 dải màu vàng kéo từ gốc đến ngọn cua cây. Hoa của cây có màu trắng lục nhạt, dài khoảng 3 đến 4 cm, có 6 cánh thuôn và mềm mại. Hoa lưỡi hổ khá mềm mại, ngượi lại với sự cứng cáp của cây, tuy nhiên rất ít khi gặp hoa này.
Nhân giống cây bằng cách giâm lá của cây hoặc tách bụi ra thành những đoạn thân.
Cách giâm lá: Giâm tốt nhất là vào mùa xuân đến hè, chọn lá khỏe, xanh non cắt ngang gốc. Chôn 1 nửa khúc lá vào chậu cảnh, hoặc đất, đặt chậu ở nơi nóng, nhiều ánh sáng. Thỉnh thoảng tưới cây để cho cây nhanh mọc mầm, ra rễ.
Theo quan niệm của nhiều nền văn hóa phương Tây và phương Đông, cây lưỡi hổ trong phong thủy có tác dụng trong việc trừ tà, chống lại sự bỏ bùa, đẩy lùi những điềm xấu, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Theo công bố của NASA cây lưỡi hổ là loài cây hấp thụ mạnh mẽ các chất gây ô nhiễm đặc biệt là các chất gây ung thư như formaldehyde 0,938 grams/h và nitrogen oxide, thanh lọc không khí, cải thiện không gian sống.
Lưỡi hổ còn là món quà ý nghĩa với mong muốn cầu chúc may mắn đến vưới bạn bè, người thân. Chúc thành công với đối tác. Mừng năm mới tài lộc dồi dào. Mừng tân gia an cư lạc nghiệp.
Cây lưỡi hổ thích hợp làm cây để bàn và cây trang trí trong nhà. Đặc biệt lưỡi hổ được ưa chuộng trồng xen vào các tiểu cảnh sân vườn hoặc các bản thiết kế sân vườn mang tính phong thủy cao.
Bình luận
Bình luận